Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại sơn và hệ sơn được sử dụng để bảo vệ kết cấu thép trong điều kiện khí hậu tự nhiên, dưới tác động thường xuyên của môi trường ăn mòn ở các mức độ khác nhau
Phân loại sơn
Sơn khô trong không khí
Lớp màng đóng rắn do dung môi hữu cơ hoặc dung môi nước bay hơi và phản ứng của chất tạo màng với oxy trong không khí. Hệ chất tạo màng điển hình là: – Alkyt. – Uretan alkyt. – Chất tạo màng este epoxy Thời gian khô phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có nhiệt độ và sự đối lưu của không khí. Phản ứng với oxy có thể diễn ra ở nhiệt độ thấp đến 0oC, mặc dù ở nhiệt độ thấp này tốc độ phản ứng xảy ra chậm hơn rất nhiều.
Sơn một thành phần
Có thể là hệ sơn dung môi hoặc sơn nước Sơn dung môi hữu cơ Màng sơn khô do sự bay hơi của dung môi. Quá trình này là thuận nghịch, tức là, màng sơn khô vẫn hòa tan được trong dung môi ban đầu của nó. Các chất tạo màng điển hình là: – Cao su clo hóa. – Chất tạo màng acrylic các loại. – Bitum. Thời gian khô phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có nhiệt độ. Phản ứng với oxy có thể diễn ra ở nhiệt độ thấp tới 0oC, mặc dù ở nhiệt độ thấp này tốc độ phản ứng xảy ra chậm hơn rất nhiều.
Sơn dung môi nước Trong loại sơn này, chất tạo màng được phân tán trong nước. Màng sơn đóng rắn do sự bay hơi của nước và sự hình thành màng của chất tạo màng đã được phân tán. Quá trình này không thuận nghịch, tức là màng sơn không thể tan trong nước sau khi đã khô.
Các chất tạo màng điển hình là: – Nhựa acrylic dạng phân tán. – Nhựa vinylic dạng phân tán. – Nhựa polyuretan dạng phân tán. Thời gian khô sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sự đối lưu của không khí, độ ẩm tương đối và nhiệt độ. Quá trình khô có thể xảy ra ở nhiệt độ thấp đến +3oC, mặc dù ở nhiệt độ thấp, nó xảy ra chậm hơn rất nhiều.
Sơn hai thành phần
Nói chung, loại sơn này chứa hai thành phần: thành phần cơ sở và tác nhân đóng rắn. Màng sơn khô hóa học do sự bay hơi của dung môi (nếu có) và phản ứng hóa học giữa thành phần cơ sở và tác nhân đóng rắn.
Sơn epoxy *
Thành phần cơ sở. Các loại chất tạo màng trong thành phần cơ sở là các polyme có trong nhóm epoxy – nhóm phản ứng với các chất đóng rắn thích hợp. Các chất tạo màng điển hình là: – Epoxy. – Epoxy vinylic, epoxy acrylic.
– Tổ hợp epoxy (ví dụ chất tạo màng hydro cacbon epoxy hoặc chất tạo màng pek than đá epoxy). Có thể là hệ sơn dung môi hoặc sơn nước. Sơn epoxy bị phấn hóa khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Nếu cầu phải duy trì màu sắc hoặc độ bóng thì lớp phủ ngoài cùng nên sử dụng polyuretan béo hoặc một dạng sơn khô vật lý phù hợp. *
Các tác nhân đóng rắn. Polyamin, polyamit hoặc các dẫn xuất của chúng được sử dụng phổ biến nhất. Polyamit thích hợp nhất cho sơn lót do khả năng thấm ướt tốt và tạo ra lớp phủ có khả năng chịu hóa chất tốt hơn. Quá trình đóng rắn không đòi hỏi phải tiếp xúc với không khí. Tuy nhiên thời gian khô phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sự đối lưu của không khí và nhiệt độ. Phản ứng đóng rắn có thể diễn ra ở nhiệt độ thấp đến +5oC.
Sơn polyuretan * Thành phần cơ sở. Chất tạo màng là polyme chứa nhóm hydroxyl là nhóm phản ứng với các tác nhân đóng rắn phù hợp. Trong công thức có thể chứa dung môi hoặc không chứa dung môi. Các chất tạo màng điển hình là. Polyeste. Acrylat. Polyete. *
Tác nhân đóng rắn: Các polyizoxyanat thơm hoặc béo thường được sử dụng phổ biến nhất. Các màng sơn được đóng rắn bởi polyizoxyanat béo có tính chất giữ màu sắc và độ bóng rất tốt nếu kết hợp với một thành phần cơ sở phù hợp. Tác nhân đóng rắn polyizoxyanat thơm tạo màng sơn khô nhanh hơn nhưng lại kém thích hợp đối với sơn ngoài trời do có xu hướng phấn hóa và mất màu nhanh hơn.
Quá trình đóng rắn không đòi hỏi phải tiếp xúc với không khí. Tuy nhiên, thời gian khô phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có sự đối lưu của không khí và nhiệt độ. Phản ứng đóng rắn có thể xảy ra ở nhiệt độ thấp đến 0oC hoặc thấp hơn, nhưng độ ẩm cần được ưu tiên duy trì trong phạm vi mà nhà sản xuất sơn đã kiến nghị, để đảm bảo lớp phủ không chứa bọt và bị rỗ li ti. Sơn đóng rắn bằng hơi nước Màng sơn khô do dung môi bay hơi. Màng sơn được tạo thành bằng phản ứng giữa chất tạo màng với hơi nước trong không khí.
Các loại chất tạo màng điển hình là: – Polyuretan (1 thành phần). – Alkyl silicat. – Etyl silicat (2 thành phần). – Etyl silicat (1 thành phần). Thời gian khô phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ấm không khí và chiều dày màng sơn. Phản ứng đóng rắn có thể xảy ra ở nhiệt độ thấp đến 0oC hoặc thấp hơn, miễn là trong không khí vẫn còn chứa hơi nước. Độ ẩm càng thấp, thì sự đóng rắn càng chậm. Điều quan trọng là những chỉ dẫn của nhà sản xuất liên quan đến các giới hạn về độ ẩm và chiều dày màng sơn khô, màng sơn ướt phải được tuân thủ, nhằm tránh bị bọt, rỗ li ti và bong tách màng sơn.
Tuổi thọ Tuổi thọ của một hệ sơn bảo vệ phụ thuộc vào một số yếu tố, như: – Loại hệ sơn. – Thiết kế kết cấu. – Điều kiện mặt nền trước khi chuẩn bị. – Mức độ chuẩn bị bề mặt. – Tiêu chuẩn áp dụng. – Điều kiện thi công. – Điều kiện tiếp xúc của sơn sau khi tạo màng.
Điều kiện của hệ sơn được áp dụng có thể được đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 4628-1 đến ISO 4628-6. Trên cơ sở đó, độ bền được đưa ra trong phần này với 3 khoảng: – Thấp (L): 2 đến 5 năm – Trung bình (M): 5 đến 15 năm – Cao (H): trên 15 năm.
Khoảng độ bền lâu (tuổi thọ) không phải là thời gian bảo hành. Độ bền là một thông số xem xét về kỹ thuật giúp cho chủ đầu tư thiết lập một chương trình bảo trì. Thời gian bảo hành là một thông số xem xét có tính pháp lý được thỏa thuận trong hợp đồng. Thông thường, thời gian bảo hành ngắn hơn khoảng thời gian của độ bền. Không có một qui tắc nào kết nối hai khoảng thời gian này.