Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế nhà và công trình xây dựng trong vùng có động đất
Mục đích của tiêu chuẩn này là để bảo đảm trong trường hợp có động đất thì:
– Sinh mạng con người được bảo vệ;
– Các hư hỏng được hạn chế;
– Những công trình quan trọng có chức năng bảo vệ dân sự vẫn có thể duy trì hoạt động.
Tiêu chuẩn có 2 phần
1. Phần 1 có 10 mục, trong đó có một số mục dành riêng cho thiết kế nhà.
– Mục 2 bao gồm những yêu cầu về tính năng và các tiêu chí cần tuân theo áp dụng cho nhà và công trình xây dựng trong vùng động đất.
– Mục 3 bao gồm những quy định biểu diễn tác động động đất và việc tổ hợp chúng với các tác động khác.
– Mục 4 bao gồm những quy định thiết kế chung, đặc biệt liên quan đến nhà.
Mục 5 tới mục 9 gồm những quy định thiết kế cụ thể cho các loại vật liệu, cấu kiện và kết cấu khác nhau, đặc biệt liên quan đến nhà.
– Mục 5: Những quy định cụ thể cho kết cấu bê tông;
– Mục 6: Những quy định cụ thể cho kết cấu thép;
– Mục 7: Những quy định cụ thể cho kết cấu liên hợp thép – bê tông;
– Mục 8: Những quy định cụ thể cho kết cấu gỗ;
– Mục 9: Những quy định cụ thể cho kết cấu xây;
– Mục 10 bao gồm những yêu cầu cơ bản và các khía cạnh cần thiết khác của việc thiết kế và độ an toàn có liên quan tới cách chấn đáy kết cấu, đặc biệt là cách chấn đáy nhà.
Phụ lục C của Phần 1 bao gồm những quy định bổ sung liên quan tới việc thiết kế cốt thép bản cánh của dầm liên hợp thép – bêtông ở vị trí nút dầm – cột của khung chịu mômen.
2. Phần 2 cung cấp các thông tin để thiết kế nền móng, tường chắn và các vấn đề địa kỹ thuật.
…
Những công trình đặc biệt như nhà máy điện hạt nhân, công trình ngoài khơi và các đập lớn nằm ngoài phạm vi quy định của tiêu chuẩn này.